Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ thuật in. Hiển thị tất cả bài đăng

6/06/2016

thumbnail

Những công nghệ chế bản điện tự được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Hiện nay đã xuất hiện những hệ thống chế bản hiện đại hơn là công nghệ CTPress (Computer To Press) từ máy tính trực tiếp ghi bản trên máy in và công nghệ Computer to Print máy tính điều khiển máy in tạo ra sản phẩm in mà không cần chế ra bản in. 

Trong khi đó ở Việt Nam, tuy việc áp dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực chế bản đã khá phổ biến nhưng nhìn chung còn ở mức độ thấp so với thế giới.


Những công nghệ chế bản điện tự được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Chúng ta chỉ mới đầu tư một số hệ thống CTP cho những công ty in lớn có tiềm lực tài chính, còn đa số các công ty in ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng công nghệ CTF có sử dụng giấy scan và dàn trang thủ công, công nghệ dàn trang điện tử và ra phim tấm vẫn chưa được áp dụng nhiều. Sau đây tôi xin được giới thiệu một cách tổng quan về các công nghệ chế bản chủ yếu được áp dụng trên thế giới hiện nay.

1. Công nghệ CTF

Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau: 
Nhập dữ liệu
vào máy tính
Xử lý, Dàn trang
trên máy tính
Xuất ra phim
hoặc giấy scan

Hiện nay, công nghệ CTF sử dụng trong các nhà in không có sự đồng bộ, có 3 mức độ công nghệ CTF khác nhau đang được áp dụng tại các nhà in nước ta, đó là công nghệ CTF có sử dụng giấy scan, công nghệ CTF xuất phim theo từng trang và công nghệ CTF xuất phim khổ bản in.

1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan

Đây là phương pháp thủ công nhất trong công nghệ CTF, phim chỉ sử dụng cho các ảnh tách màu, chữ được in trên giấy scan bằng máy in Laser. Sau đó chữ và ảnh được đem bình và phơi tạo bản in. Phương pháp này đòi hỏi nhiều lao động thủ công và không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật do sử dụng giấy scan (độ đen của chữ không đảm bảo, độ biến dạng của giấy scan lớn hơn và không đồng bộ với phim khi phơi bản cùng). 
Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay lại được áp dụng phổ biến tại các nhà in ở nước ta, nguyên nhân là do yếu tố kinh tế vì khi sử dụng giấy scan sẽ làm giảm chi phí đáng kể so với chỉ sử dụng phim và thị trường nước ta chưa quá khắt khe trong vấn đề chất lượng


1.2. Công nghệ CTF xuất Film theo từng trang

Các trang bao gồm chữ và ảnh được xây dựng hoàn chỉnh bằng các phần mềm dàn trang sau đó được xuất ra film và đem bình theo đúng maket khách hàng. Hiện tại, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các tạp chí chất lượng cao với chất lượng, độ chính xác cao và thời gian sản xuất ngắn.
Những công nghệ chế bản điện tự được sử dụng nhiều nhất hiện nay

1.3. Công nghệ CTF xuất Film khổ bản in

Sau khi nhập chữ, quét ảnh, xử lý ảnh và dàn trang trên máy tính, các trang riêng rẽ sẽ được sắp xếp lên một khuôn có kích thước xác định (bằng kích thước bản in) trên máy tính, sau khi thêm các dấu ốc phục vụ cho công việc in và gia công sau in, một máy ghi phim khổ lớn sẽ được sử dụng để xuất ra những tấm phim phân màu có khổ bằng khổ bản in và công việc tiếp theo chỉ là phơi bản. 
Công nghệ này đảm bảo được các yêu cầu về độ chính xác và chất lượng bản in làm ra, giảm bớt được khâu bình bản thủ công, vì vậy giảm đáng kể thời gian sản xuất và không phải sử dụng các nguyên vật liệu trong công việc bình bản như băng dính, đế bình… Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít nhà in có thể áp dụng công nghệ này do vốn đầu tư khá lớn vì phải đầu tư máy ghi phim khổ lớn, chi phí sản xuất tăng khi ghi phim khổ lớn. Ngoài ra, để áp dụng được công nghệ này đòi hỏi phải có giải pháp hoàn chỉnh về qui trình chế bản kỹ thuật số như PDF để có thể bình bản điện tử trên máy tính.

2. Công nghệ Computer to plate 

“Computer to plate” là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in. Công nghệ này hiện nay khá phổ biến trên thế giới do những ưu điểm vượt trội của nó so với công nghệ CTF. Một hệ thống CTP thông thường gồm 3 thành phần cơ bản là: Máy tính, hệ thống ghi hình và bản in.


computer to plate technology


 Công nghệ CTP bỏ qua được khâu trung gian từ phim ra bản nên không còn khái niệm dotgain trong quá trình này và chất lượng bản in tạo ra là có thể kiểm soát được.
- Sử dụng được loại T’ram FM và T’ram XM (là sự kết hợp giữa T’ram FM và AM), do đó có độ phân giải của bản in tạo ra rất lớn, với loại T’ram FM có thể đạt độ phân giải 600lpi và 400lpi với T’ram XM (độ phân giải của bản in thông thường hiện nay nhỏ hơn 200lpi). Như vậy, chất lượng bản in tạo ra khá hoàn hảo và loại bỏ được gần như hoàn toàn hiện tượng moiré thường gặp khi sử dụng T’ram AM.
- Do giảm bớt các khâu trung gian nên giảm thiểu rủi ro, sai hỏng, sự định vị chồng màu dễ dàng và chính xác hơn, khi có sai hỏng có thể nhận biết và điều chỉnh một cách dễ dàng và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công việc giảm thời gian chế bản, tăng năng suất lao động. 
Công nghệ Computer to plate

- Loại bỏ được các nguyên vật liệu trung gian như phim, giấy scan, mica, băng dính…Do đó giảm chi phí sản xuất, loại bỏ được rác thải và các hóa chất độc hại với môi trường như phim, dung dịch hiện phim…
- Giảm số lượng công nhân do đó giảm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ CTP cho các nhà in nước ta hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn như giá thành bản in cao, yêu cầu trình độ của người công nhân, thiết bị máy móc của hệ thống này hiện đại và rất mới chưa phổ biến trên thị trường và giá thành còn khá cao. Nhưng trong tương lai, với xu thế phát triển hiện nay nhất định công nghệ CTP sẽ là một công nghệ chế bản tối ưu và sẽ được ứng dụng phổ biến tại nước ta.

3. Công nghệ Computer to Press (CTPress)

Công nghệ CTP và công nghệ CTF vừa được mô tả trên đây vẫn còn phụ thuộc vào phương pháp in truyền thống và những qui định của máy in trong quá trình sản xuất. 


 Công nghệ Computer to Press (CTPress)

Hiện nay trên thế giới, đã xuất hiện những hệ thống chế bản ưu việt hơn có thể chuyển đổi trực tiếp từ dữ liệu số trên máy tính trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in tại máy in, bỏ qua các bước trung gian là chế ra phim hoặc bản in và việc lắp bản in lên máy bằng tay. Công nghệ này được gọi là công nghệ Computer to Press (CTPress), có hai công nghệ CTPress khác nhau là công nghệ Computer to press/direct imaging và công nghệ Computer to print.

3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging 

Công nghệ này là một lĩnh vực của công nghệ chế bản Computer to press. Trong đó, một bản in được ghi hình ngay trên trục ống bản của máy in, quá trình ghi bản này được điều khiển từ máy tính. Sau khi nhập dữ liệu, và dàn trang trên máy tính, một bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ hoạt động dưới sự điều khiển của thiết bị xử lý ảnh tram, thiết bị này sẽ xử lý dữ liệu để thực hiện quá trình ghi hình trực tiếp lên bản in, ở máy in nhiều màu bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ ghi những hình ảnh phân màu lên các bản in cùng một lúc ở tất cả các cụm in, công việc ghi hình diễn ra khá nhanh (chỉ vài phút) và sau đó quá trình in có thể được tiến hành ngay.
Computer to press/direct imaging

Hiện nay, có 2 công nghệ Computer to press/direct imaging khác nhau phụ thuộc vào tính chất của bản in, đó là công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in được ghi hình 1 lần duy nhất trong mỗi lần sản xuất in và công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in mà hình ảnh trên nó có thể thay đổi sau mỗi lượt in mà chất lượng các tờ in không thay đổi.
Công nghệ CTPress với hình ảnh in có thể thay đổi sau mỗi lượt in, hiện nay mới chỉ được nghiên cứu và thử nghiệm ở một số trung tâm nghiên cứu khoa học của các công ty sản xuất thiết bị in lớn trên thế giới và chưa được áp dụng trong thực tế, tuy nhiên đây thực sự là một công nghệ tiên tiến có nhiều ưu điểm và hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp in.


3.2 Công nghệ Computer to Print 

Còn có thể gọi là công nghệ “không ép in”, đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực chế bản. Điều đặc biệt của công nghệ này là nó không sử dụng bản in mà dữ liệu số từ máy tính được truyển trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in ở máy in. 


Công nghệ náy dựa theo nguyên tắc chụp ảnh tĩnh điện và sử dụng một chất màu đặc biệt, công nghệ này cũng cho phép in ra các hình ảnh khác nhau giữa các lượt in.

6/04/2016

thumbnail

Quá trình chế tạo khuôn in ống đồng


Hiện nay người ta có thể chế tạo các khuôn in ống đồng bằng các phương pháp quang hóa hoặc phương pháp khắc điện tử. Phương pháp quang hoá dựa trên cơ sở các quá trình ảnh, quá trình hoá – lý , quá trình cơ học và điện phân quá trình chế tạo khuôn phôi ống đồng gồm 4 bước.

B1-Chế tạo phim dương bản và bình bản
B2-Chuẩn bị vật liệu làm khuôn in
B3-Truyền hình ảnh sang khuôn in
B4-Ăn mòn và gia công khuôn in


Quá trình chế tạo khuôn in ống đồng

1. Chế tạo phim dương bản và bình bản

Tuỳ đặc điểm của ấn phẩm, để chế tạo khuôn in ta có thể dùng các bài mẫu khác nhau ( ảnh chụp, ảnh vẽ nétvv..v) Quá trình chế tạo dương bản nét và chữ trơn không khác gì so với quá trình chế tạo khuôn in offset
Với dương bản tầng thứ( chụp từ các ảnh..) điểm khác với offset là không chụp qua tram( không dùng tram ở công đoạn này). Trước hế, từ các bản mẫu tầng thứ nhận được âm bản, Sau đó từ âm bản này lại công tắc ra dương bản. Một điểm cần lưu ỳ việc sửa chửa những sai sót trực tiếp trên khuôn in ống đồng rất phức tạp và khó thực hiện theo ý muốn, nên tất cả những nhược điểm về tầng thứ và mọi khuyết tật khác cần phải được khắc phục ngay từ âm bản và dương bản . Sau khi có phim dương bản việc tiếp theo là bình bản công việc này cũng tương tự như đã làm với bình bản offset. Tùy công nghệ chế bản ( một quá trình hay hai quá trình) có thể để chử riêng hay ảnh riêng

2. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn.

Vì ở phương pháp in ống đồng còn áp dụng dao gạt mực nên phần lớn khuôn in được chế tạo không phải bằng tấm kim loại mà là những tấm thép hình trụ, trên bề mặt ống thép này được phủ một lớp đồng. Những ống thép( chưa phủ đồng) như thế được gởi tới nhà in cùng với máy in và có thể sử dụng nhiều lần. Khi chế tạo khuôn in ống thép hình trụ được gia công kỹ trên máy tiện và rửa sạch bụi bẩn. mỡ bằng dung dịch kiềm hoặc axít, sau đó phủ một lớp niken mỏng( 0.005-0.01mm) bằng phương pháp mạ . Khi đã phủ đạt yêu cầu kỹ thuật của lớp niken, ống thép được chuyển sang phần mạ đồng. Lớp đồng được phủ lên bằng quá trình điện phân. Trong khi tiến hành điện phân, ống thép được quay liên tục và dung dịch điện phân được khuấy liên tục. Trước tiên phủ lớp đế đồng với độ dày 0.1- 0.15mm,lớp “áo đồng” được dùng để tạo nên các phần tử in và các phần tử đễ trắng. Mục đích của lớp phủ đế đồng lên bề mặt thép là đưa đường kính, của ống đồng tói kích thước theo đính yêu cầu cần thiết. Trước khi phủ lớp” áo đồng” người ta phủ lên ống trụ một lớp bạc ( Ag) thật mỏng. Nhờ lớp bạc này, sao khi in xong lớp “áo đồng” dễ dàng tách khỏi ống thép ( tách khỏi lớp đế đồng) Bề mặt lớp “ áo đồng” phải đảm bảo nhẵn bóng, không xước, không rạn nứt.. Muốn đạt yêu cầu này không phải chỉ chú ý đến thành phần dung dịch điện phân và chế độ điện phân đặc biệt, mà còn phải mài bóng lóp áo đồng bằng một loại thuốc đặc biệt. Nếu ống thép đã dùng khi tiến hành chuẩn bị phải tẩy bỏ lớp “áo đồng”, làm sạch lớp đế đồng , mạ bạc lớp mỏng, phủ lớp áo đồng mới và mài bóng.

Quá trình chế tạo khuôn in ống đồng

3. Truyền hình ảnh sang khuôn in.

Để có thể nhận đựơc những phần tử in có độ nông – sâu khác nhau trong quá trình ăn mòn, nhất thiết phải tạo ra đựơc những “nét” hình ảnh cao thấp khác nhau. Hình ảnh “đặc biệt” như vậy không thể nhận được bằng phương pháp truyền trực tiếp hình ảnh từ dương bản ( phim) sang bề mặt ống đồng. Nên người ta phải dùng giấy pigment: Trước hết truyền hình ảnh sang giấy pigment đó mời truyền từ giấy pigment sang bề mặt ống thép dùng làm khuôn in.

4 .Ăn mòn và gia công khuôn in

Sau khi hiện, phải tiến hành ăn mòn bằng dung dịch sắt clorua. Quá trình ăn mòn là quá trình hóa – lý rất phức tạp . Đặc điểm của quá trình ăn mòn khuôn in lõm là : quá trình ăn mòn kim loại xãy ra dưới lớp pigment đã bắt hình. Đặc điểm này khác với in typô gây phúc tạp cho quá trình ăn mòn và khó khăn cho việc kiểm tra. Ngoài ra sau khi ăn mòn thì không thể sửa khuôn in được. Dung dịch sắt clorua, sau khi thấm qua lớp pigment bắt hình sẽ hoà tan đồng ở các phần tử in, độ sâu trong khi ăn mòn đồng phụ thuộc không những vào độ dày của lớp bắt hình, mà còn phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ của sắt clorua, thời gian ăn mòn, độ ẩm và nhiệt độ không khív.v. ví dụ nếu dung dịch ăn mòn loãng sẽ chóng thấm qua lớp pigment bắt hình và ăn mòn đồng sâu hơn. Để bảm đảm truyền chính xác tầng thứ của bài mẫu nhấ thiết phải đạt được độ sâu của các phần tử in ở bộ phận tốt nhất là 55 -60 micromet sâu hơn những phần tử in ở bộ phận sáng từ 14 đến 16 lần. Sau khi ăn mòn tẩy bỏ lớp bảo vệ axít và lớp pigment bắt hình bằng xăng và axít clohidiric HCL. Kết quả là ta nhận được khuôn in ống đồng với độ chính xác về màu sắc và tầng thứ. Đây là phương pháp chế tạo khuôn in ống đồng trong giai đoạn trước khi máy khắc ống đồng điện tử xuất hiện.

Khác với phương pháp quang hoá phương pháp khắc điện tử dựa trên cơ sở việc sử dụng máy khắc điện tử tự động. Các phần tử cần in sau khi hoàn thiện bản in trên máy vi tính sẽ được truyền thẳng sang máy khắc trục ống đồng , máy khắc điện tử sẽ sử dụng một đầu khắc tia Lase bắn thẳng vào trục ống đồng qua đó sẽ khắc lên trục những phần tử cần in . Độ nông sâu của vết khắc tùy thuộc vào độ đậm nhạt và tầng thứ của bài mẫu, đây là pp mà hiện nay hầu hết ngành in ống đồng ở các nước phát triển đang sử dụng. Ở nước ta hiện nay hầu hết đều được tạo bằng phương pháp này do có nhiều ưa điểm như: Bảo đảm độ chính xác của phần tử in , quá trình thực hiện nhanh chóng và bỏ qua được nhiều công đoạn trong quá trình chế tạo khuôn in ống đồng, giảm bớt sự tác động của các yếu tố trong công đoạn chế tạo khuôn in so với phương pháp chế tạo khuôn in bằng phương pháp quang hoá.

Lưu ý khi chế tạo khuôn ống đồng

Phải đảm bảo sự chính xác về kích thước của hình ảnh trong tất cả các công đoạn của quá trình kỹ thuật. Quá trình phân màu cũng tương tự như chụp phân màu trong phương pháp in offset. Nhưng phương pháp in ống đồng khác với phương pháp in Typô và in Offset ở chổ tầng thứ của bài mẫu được truyền sang tờ in nhờ độ dày của lớp mực nên phương pháp in ống đồng chỉ cần in 3 màu in để phục chế các bài mẫu màu, màu thứ tư ít khi được sử dụng, cũng giống như trong phương pháp in offset, các phim âm bản và dương bãn của phương pháp in ống đồng phải được sửa chửa hoàn chỉnh trứơc khi phơi bản. Vì bản in ống đồng được chế tạo công phu và rất phức tạp nên không thể chề bản in thử như trong in Offset với pp in ống đồng khuôn in thật và in thử là một. Giấy pigment được cấu tạo bởi lớp keo gelatine đã bắt sáng sau khi ánh sáng đi qua phim.Người ta dùng pp dán tiếp giấy pigment đóng vai trò trung gian hợp chất cảm quang dùng cho giấy picmăng thường là các muối Bicromat
thumbnail

Kỹ thuật In Ốn Đồng

Kỹ thuật In Ốn Đồng là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. 

Kỹ thuật In Ốn Đồng

Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.

In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu

Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.

In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên, vvv tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.

Chế tạo khuôn in ống đồng.
Hiện nay người ta có thể chế tạo các khuôn in ống đồng bằng các phương pháp quang hóa hoặc phương pháp khắc điện tử. Phương pháp quang hoá dựa trên cơ sở các quá trình ảnh, quá trình hoá – lý , quá trình cơ học và điện phân

Ví dụ : hình ảnh được truyền sang khuôn in bằng quá trình chụp ảnh còn các phần tử in được ăn sâu bằng quá trình ăn mòn hóa học. 

Quá trình công nghệ chế tạo khuôn in ống đồng bằng phương pháp quang hóa gồm các công đoạn chính
a. Chế tạo phim dương bản và bình bản
b. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn in
c. Truyền hình ảnh sang khuôn in
d. Ăn mòn và gia công khuôn in
thumbnail

In offset và in kỹ thuật số khách nhau như thế nào ?


In offset và in kỹ thuật số khách nhau như thế nào ?

In kỹ thuật số được coi là quá trình thực ra là hơn để phô - tô hơn đến in. Đây là vì in được làm trực tiếp từ tập tin máy tính không có phim hoặc kính ảnh. Phương pháp này là lý tưởng cho thấp - số lượng và tuỳ biến nhu cầu nhưng chỉ có thể in CMYK hình ảnh và tập tin.

Việc đầu tiên của những sự khác biệt là kích thước bảng. in ấn kỹ thuật số thường chạy tấm có kích thước, thường nhỏ hơn 19 ” tờ với một số máy sẽ lên đến 29″. In Offset mặt khác thường chạy ép có tấm 29 “và 40”. Kích thước lớn này đôi khi cho phép đối với một số loại in ấn mà không phải là trên giấy tờ nhỏ. Một số ví dụ bao gồm áp phích, sách yêu cầu bao gồm lớn, và một số loại tài liệu quảng cáo.

In offset và in kỹ thuật số khách nhau như thế nào ?



Có một số trường hợp in ấn định dạng rộng không thể thực hiện trên định dạng rộng kỹ thuật số trong một số loại bề mặt như in ấn bao bì nguyên liệu, nhựa, vvv

Thứ hai của những sự khác biệt là màu sắc thể hiện. hai thiết bị in ấn cung cấp hơi khác nhau và pha trộn màu sắc. Máy in offset có thể cung cấp hệ màu nhất định so với in kỹ thuật số. Ví dụ, in ấn Pantone color(một hệ thống quản lý màu sắc) là chính xác hơn trên máy offset bởi vì nó thực sự sử dụng mực in Pantone. Điều này là quan trọng thường nhất cho các thương hiệu lớn của công ty mà màu sắc là quan trọng.
In offset và in kỹ thuật số khách nhau như thế nào ?
Quá trình in kỹ thuật số muốn chia sẻ là bạn có thể có thẻ của bạn được in tại thời gian lượt ngắn nhưng hạn chế số bản sao. Các lợi thế của việc in thẻ qua in số là bạn có thể có vật chất của bạn in trên công việc vội vã và cung cấp trước thời hạn chót trao.
In offset mặt khác, xử lý in ốp - xét cũng là chọn lựa tốt. In ốp - xét bưu ảnh là kỹ thuật in ấn được nhiều người dùng nơi hình ảnh ký kết được chuyển từ đĩa trước tiên đến mền cao su, sau đó đến bề mặt in. 

In offset và in kỹ thuật số khách nhau như thế nào ?

Thứ ba của sự khác biệt là máy in kỹ thuật số rẻ hơn đáng kể cho các dự án nhanh chóng thay đổi nội dung hoàn toàn. in ấn kỹ thuật số cung cấp thời gian quay vòng khó tin vì thời gian thiết lập nhỏ rất rất nhiều. Cửa hàng làm in kỹ thuật số có thể cung cấp cùng một ngày và ngày hôm sau in bản khác vì thế sẽ nhanh hơn so với những người có in offset. Ví dụ, mang bản in ra in vơi máy in kỹ thuật sổ chỉ cần đưa vào máy tính và nhấn in rồi in bản khác tiếp, còn in offset phải đợi làm các tấm khuôn in và để đúng khuôn in vào mực.


thumbnail

Kỹ thuật In kỹ thuật số là gì


Kỹ thuật In kỹ thuật số là gì ?


In kỹ thuật số - Digital Printing Là phương pháp in ấn hiện đại như laser và in phun được gọi là in ấn kỹ thuật số. Trong in ấn kỹ thuật số, một hình ảnh được gửi trực tiếp đến máy in bằng cách sử dụng các tập tin kỹ thuật số như các file PDF và những phần mềm đồ họa như Illustrator và InDesign, có thể tiết kiệm tiền và thời gian.

là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng. In kỹ thuật sốthường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in, nhanh với sốlượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số

Một sản phẩm in bằng phương pháp in kts thường có giá cao hơn so với dùng phương pháp in offset. Tuy nhiên, giá thành in kts thực tế lại rẻ hơn do miễn trừ được các chi phí kỹ thuật chế bản kẽm so với in offset. Việc sử dụng phương pháp in kỹ thuật số cho phép người dùng in theo nhu cầu, thời gian in nhanh, thậm chí còn cho phép người dùng thay đổi chi tiết hình ảnh cho mỗi bản in. Những cải tiến trên máy in kỹ thuật số cùng với ưu điểm tiết kiệm thời gian và nhân công giúp cho phương pháp in này ngày càng được ưa chuộng so với cách in offset trong việc in ấn thương mại số lượng đến hàng trăm nghìn bản in với chi phí thấp.

In kỹ thuật số sử dụng trục lăn điện tích, gọi là Drum (hay còn gọi là trống) để áp mực lên giấy. Mỗi màu mực cần một Drum khác nhau, hình ảnh được truyền xuống drum dưới dạng điện tích, điện tích càng nhiều thì càng đậm, điện tích sẽ hút mực, sẽ được áp lên giấy, sau đó các màu hợp nhất lại, rồi đi qua bộ phận sấy.

In kỹ thuật số có thể dễ dàng in nhanh ra một bản in hoặc một bản sao của một cuốn sách với thiết lập tối thiểu. Với in offset đòi hỏi một số lượng đáng kể thời gian thiết lập khuôn mẫu và vật chất. Mực và giấy, in nhiều bản copy sẽ bù đắp lại, thực sự in báo trí offset là rẻ hơn so với một nền báo chí kỹ thuật số, nhưng các khoản tiết kiệm chỉ có tác dụng nếu công việc in ấn là một khối lượng đủ lớn( nhiều).
thumbnail

Kỹ thuật In Offset là gì

In Offset là gì ?

In offset là gì ?

In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in thì không thấy độ chìm nổi, phẳng lì như tờ giấy). 

Người ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ảnh, chữ viết...) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (lớp nhôm), sau đó khuôn in mới được chà mực. 

Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in. Cuối cùng, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.

In Offset là một kỹ thuật in ấn, trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.In thạch bản.

Đây là phương pháp in được các công ty in ấn sử dụng nhiều nhất và được thực hiện với nguyên lý in phẳng. Hay chính là in trực tiếp lên khuôn in mà không hề có độ khác biệt về phần tử in. Kỹ thuật in này sử dụng lực ép lên bề mặt tấm cao su, sau đó mới được ép lên bề mặt giấy để tạo ra sự truyền mực tốt nhất.

Vì sao gọi là offset ?

Khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác, mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).
Được tạo bởi Blogger.